【CRI主播】为让更多人了解中越两国音乐文化而歌唱 Ca hát để nhiều người hiểu biết


D/H: Xin chào quý vị và các bạn, hoan nghênh quý vị và các bạn đến với tiết mục “Tuần san Văn hóa”, tôi là Duy Hoa.


H/A: Xin chào quý vị và các bạn, tôi là Hùng Anh.


D/H: Thưa quý vị và các bạn, cách đây không lâu, Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam đã tổ chức buổi chiêu đãi chào đón năm mới, một tiết mục hát đã để lại ấn tượng sâu sắc cho mọi người tham dự buổi chiêu đãi.


H/A: Vâng. Đó là bài hát “Điệu múa ba-lê của mùa Xuân”. Bài hát này có lời hát như sau: “Cất bước nhảy múa, nhảy điệu múa ba-lê của mùa Xuân, khuôn mặt như thiên thần là đẹp nhất, tận hình làm tuổi thanh xuân không hối hận”.


D/H: Vâng. Bài hát này khiến mọi người tham dự buổi chiêu đãi cảm nhận được sức sống mùa Xuân tuôn trào, bầu không khí ăn Tết được thêm nồng đậm hơn.


H/A: Tuy nhiên, điều khiến nhiều người bất ngờ là ca sĩ trình diễn bài hát tiếng Trung này không phải là người Trung Quốc, mà là cô gái Việt Nam Đỗ Thị Thanh Hoa.


D/H: Vâng. Thanh Hoa đến từ tỉnh Tuyên Quang, miền Bắc Việt Nam, đang theo học ở Học viện Nghệ thuật Quảng Tây, hiện đã khá nổi tiếng ở hai nước Trung-Việt.


H/A: Quý vị và các bạn thân mến, trong tiết mục “Tuần san Văn hóa” hôm nay, Duy Hoa và Hùng Anh xin giới thiệu với quý vị và các bạn ca sĩ Đỗ Thị Thanh Hoa: Ca hát để càng nhiều người hiểu biết văn hóa âm nhạc Trung-Việt. 



D/H: Thưa quý vị và các bạn, năm 2011, chị Đỗ Thị Thanh Hoa đã đoạt được giải ba trong vòng chung kết cuộc thi “Tiếng hát hữu nghị” do Đài Phát thanh Quốc tế Trung Quốc, Đài phát thanh nhân dân Quảng Tây, Đài truyền hình VTC Việt Nam và Đài phát thanh-truyền hình Quảng Ninh phối hợp tổ chức.


H/A: Vâng. Cách đây ít lâu, Thanh Hoa đã tham gia chương trình tìm kiếm tài năng của Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc mang tên “Con đường các ngôi sao”, Thanh Hoa đã đoạt chức vô địch trong vòng chung kết hàng tháng.


D/H: Khi đề cập tới hát bài hát Trung Quốc, Thanh Hoa cho biết, hồi học trung học, những người lớn ở bên cạnh chị thỉnh thoảng hát bài hát Trung Quốc “Mặt Trăng đại diện lòng tôi”, sau khi nghe nhiều lần, chị đã biết hát, đây là bài hát tiếng Trung đầu tiên mà chị biết hát.


H/A: Sau đó, chị bắt đầu học lối hát nghệ thuật một cách hệ thống, và tham gia các cuộc thi hát ở Việt Nam. Vì thành tích xuất sắc, chị được miễn thi vào học ở trường Đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân đội Việt Nam.


D/H: Về nguyên nhân lựa chọn đến Trung Quốc học hát dân ca, Thanh Hoa cho biết, đây là vì năm 2010 chị đã tham gia cuộc thi “Tiếng hát hữu nghị” Trung-Việt.


H/A: Vâng. Chị cho biết, hồi ở Việt Nam, chị học lối hát nghệ thuật, chưa hề tiếp xúc dân ca. Khi chị tham gia cuộc thi “Tiếng hát hữu nghị”, chị nghe thấy dân ca Trung Quốc do thí sinh Trung Quốc trình diễn, dân ca Trung Quốc giai điệu du dương, chị rất thích. Sau khi học đại học, chị được cơ hội có thể sang Trung Quốc học tập, chị dứt khoát lựa chọn đến lưu học ở Trung Quốc.


D/H: Vâng. Năm 2013, Thanh Hoa nhận được học bổng, đến lưu học ở Học viện Nghệ thuật Quảng Tây, học lối hát dân ca. Do lối hát dân ca đòi hỏi nói tiếng Trung chuẩn xác, Thanh Hoa bắt đầu chăm chỉ học tiếng Trung, và kiên trì tập chạy mỗi ngày để nâng cao sức mạnh phổi.


H/A: Thanh Hoa cho biết, những bài dân ca Trung Quốc mà chị thích nhất và giỏi trình diễn nhất bao gồm bài hát “Đằng xít cây”, “Làn điệu Long Thuyền”, “Hoa mạt lợi”, v.v.


D/H: Vâng. Chị cho biết, trước khi biểu diễn các bài hát này, chị đi tìm hiểu câu chuyện đằng sau bài hát. Dân ca Trung Quốc có nội hàm phong phú, nếu muốn cảm động người nghe, điều tìm hiểu nội hàm văn hóa của bài hát là điều quan trọng nhất.


H/A: Trong quá trình trả lời phỏng vấn của phóng viên, mỗi khi xuất hiện từ mới, Thanh Hoa đều cầm sổ sách mang theo ghi lại bằng phiên âm.


D/H: Chính vì chị rất chăm chỉ học âm nhạc và văn hóa Trung Quốc, để lại ấn tượng sâu sắc cho giáo viên chỉ đạo Cống Tiểu Bình.


H/A: Vâng. Cô giáo Cống Tiểu Bình cho biết, lúc mới đến Trung Quốc học tập, Thanh Hoa luôn ghi lại giai điệu bài hát Trung Quốc mà chị nghe thấy và thích, rồi hát cho cô nghe tại tiết học, và xin cô giáo chỉ bảo. Các bạn học Trung Quốc cũng nhiệt tình giúp chị phiên dịch bài hát, tìm nhạc đệm, mượn hộp âm thanh để luyện tập. Thông qua tích lũy dần, trình độ tiếng Trung và chuyên ngành âm nhạc của Thanh Hoa đều được nâng cao lớn.


D/H: Sau đó, Thanh Hoa đã có tiếng tăm nhất định đã hiện diện trên sân khấu của nhiều hoạt động liên hoan Trung-Việt.


H/A: Vâng. Chẳng hạn, tại Lễ khai mạc Liên hoan Thanh niên Trung-Việt lần thứ 2 diễn ra vào tháng 11 năm 2013, Thanh Hoa và ca sĩ Trung Quốc phối hợp trình diễn bài hát “Tôi yêu Trung Quốc” trước gần 10 nghìn thanh niên hai nước.


D/H: Khi đề cập tới buổi biểu diễn lần này, Thanh Hoa cho biết, đứng trên sân khấu Trung Quốc, dùng tiếng Trung trình diễn bài hát này trước các bạn trẻ Trung-Việt, chị cảm thấy hết sức vinh quang.


H/A: Sau đó, nhiều người bạn đề nghị Thanh Hoa tham gia chương trình giải trí tìm kiếm tài năng của Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc mang tên “Con đường các ngôi sao”.


D/H: Qua tìm hiểu, Thanh Hoa được biết đây là một sân khấu rất chuyên ngành và rất nổi tiếng, cho nên chị đã quyết định đi tham gia.


H/A: Khi tham gia chương trình “Con đường các ngôi sao”, Thanh Hoa vừa trình diễn dân ca Trung Quốc như “Tiếng hát vang rộn”, “Ánh Sơn Hồng”, bài hát tiếng Quảng Đông “Yêu thích em”, vừa trình diễn những bài Hoa lời Việt, nhận được sự yêu thích của đông đảo khán giả Trung Quốc, cuối cùng đoạt chức vô địch trong vòng chung kết hàng tháng.


D/H: Khi trả lời phỏng vấn của phóng viên Tân Hoa xã, Thanh Hoa cho biết, là người nước ngoài tham gia chương trình tìm kiếm tài năng này, hiểu biết hơn nữa văn hóa Trung Quốc, và được làm quen nhiều ca sĩ chuyên ngành, đây là chuyện hết sức vui mừng.


H/A: Phải nói rằng, sự tương tác hữu nghị giữa các bạn trẻ hai nước Trung-Việt khiến Thanh Hoa có được cơ hội thể hiện tài năng tại Trung Quốc.


D/H: Đúng vậy. Chị Thanh Hoa cũng nhận xét rằng, những năm qua, hai nước Trung-Việt đã tổ chức nhiều hoạt động giao lưu văn hóa hơn, để tôi có nhiều cơ hội hơn được về nước biểu diễn, trình diễn bài hát hay của Trung Quốc trước các bạn Việt Nam.


H/A: Khi đề cập tới kế hoạch tương lai, Thanh Hoa mong tiếp tục học ở Trung Quốc. Sau khi học xong, Thanh Hoa muốn về Việt Nam, kế thừa văn hóa hai nước Trung-Việt, làm nhịp cầu giao lưu văn hóa Việt-Trung, để càng nhiều bạn trẻ Việt Nam hiểu biết âm nhạc Trung Quốc, yêu thích văn hóa Trung Quốc.


以下中文仅供参考



“随着脚步起舞纷飞,跳一曲春天的芭蕾,天使般的容颜最美,尽情绽放青春无悔”,,“年”的氛围一下子浓烈了起来。
  

然而,唱这首歌的不是中国人,而是一位来自越南东北部宣光省的越南姑娘,她的名字叫杜氏清花。现在仍在广西艺术学院就读的杜氏清花在中国和越南都已小有名气。2011年,在“同唱友谊歌”中越歌曲演唱大赛总决赛中,杜氏清花获得第三名。她不久前参加了中国电视节目“星光大道”,并获得了月冠军。


说起唱中文歌,清花说,上中学时,周围的大人们时常唱《月亮代表我的心》,听得多了,自己也会唱了,这是她学会的第一首中文歌。之后,她开始系统地学习美声唱法,并参加在越南的各种歌唱大赛。由于成绩优异,被保送到越南军队文化艺术大学学习。
  

说起为什么会到中国学习民歌,她告诉记者,这缘于2010年参加的中越友谊歌曲大赛。“在越南我学的是美声唱法,没有接触过民歌。我当时参加中越友谊歌曲大赛,听到中国选手唱中国的民歌,旋律柔美动听,我很喜欢。上大学之后,有机会选择到中国学习,我毫不犹豫地就来了。”


2013年,清花获得奖学金,前往广西艺术学院留学,学习民族唱法。由于民族唱法讲究字正腔圆,清花开始下苦功学习中文,并每天坚持跑步,提高自己的肺活量。清花说,自己最喜欢也最擅长的中国民歌包括《藤缠树》《龙船调》《茉莉花》等。在演唱这些歌曲之前,她会先了解歌曲背后蕴含的故事。中国民歌内涵丰富,如果想唱得打动人心,了解其文化内涵最重要。



接受记者采访过程中,每当有新的生字词出现,杜氏清花都会拿出随身携带的小本子,用拼音记下来。
  

正是杜氏清花这股对中国音乐和文化的认真劲儿,给导师龚小平留下了深刻印象。“她刚来中国学习的时候,只要听到自己喜欢的中文歌曲,就会把旋律记下来,上课时唱给我听,向我请教。中国的同学们也很热心地帮助她翻译歌曲,找配乐,借音箱练习。日积月累下来,杜氏清花的中文和声乐水平都有了很大提高。”
  

逐渐唱出名气的清花此后出现在多个中越联欢活动的舞台上。2013年11月,在第二届中越青年大联欢开幕式上,她与中国歌手联袂为近万名两国青年演唱了《我爱你,中国》。谈到这次演出,清花说,“能在中国的土地上、在中越青年朋友面前用中文演唱这首歌,我感到无比光荣”。
  

这之后,许多朋友建议清花参加中国综艺节目“星光大道”。经过了解,清花认为这是个“非常专业、非常知名的舞台”,于是决定去闯一闯。



在《星光大道》的比赛中,杜氏清花既演唱了中国民歌《大地飞歌》、《映山红》,粤语歌《喜欢你》,又演唱多首越南语版本的中文经典曲目,赢得了众多中国观众的喜爱,最终荣获月冠军。:“作为外国人参加这个节目,进一步了解中国的文化,认识那么多专业的歌手,是非常开心的事。”
  

中越两国青年的友好互动让杜氏清花有了在中国展示自己才华的机会。“近年来,两国在文化上的交流活动越来越多,让我有更多机会回到家乡表演,把中国的好歌唱给越南的朋友听。”
  

杜氏清花希望继续留在中国深造。“学成之后,我想回到自己的祖国,传承中越两国文化,做越中文化交流的使者,让更多的越南青年了解中国音乐,爱上中国文化”。


主持:维华、雄英

来源:中国国际广播电台